Màn hình tivi đột ngột tắt
Không còn gì tồi tệ hơn việc bạn đang "cày" chương trình yêu thích của mình mà tivi lại đột ngột tắt bụp không rõ lý do. Điều này không chỉ gây phiền toái mà còn khiến bạn lo lắng liệu tivi của mình có mắc phải vấn đề nghiêm trọng nào không. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tivi đột nhiên tắt. Trước hết, bạn hãy kiểm tra các dây cáp phía sau tivi có bị lỏng hay không và cắm chặt lại.
Ngoài ra, hãy thử kiểm tra một số nguyên nhân khác như mất điện, dây cáp bị hỏng, nứt,... Sau khi thử khắc phục các nguyên nhân nêu trên nhưng vẫn không thể khắc phục vấn đề, khả năng cao là tivi của bạn đã bị hỏng màn hình và cần gọi thợ tới sửa màn hình tivi.
Màn hình tivi bị mờ nhòe
Các dòng tivi 4K và 8K có ưu điểm nổi bật về chất lượng hình cực kỳ sắc nét, chân thực hơn hẳn các dòng tivi SD, HD, Full HD. Do đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu màn hình tivi bị mờ nhòe, giảm chất lượng bằng mắt thường ở các dòng tivi 4K, 8K.
Nếu bạn đang xem phim online trên tivi, hãy kiểm tra kết nối internet có ổn định không. Bởi khi tín hiệu mạng kém, video sẽ tự động giảm xuống độ phân giải thấp nhất dẫn đến hiện tượng mờ nhòe. Màn hình tivi bị mờ cũng có thể do bạn đã vô tình bật chế độ motion-smooth hoặc giảm mờ cho mình trong khi nội dung bạn cần xem lại không cần các chế độ này.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra cáp của tivi để xem cáp HDMI của bạn đã được kết nối chính xác hay chưa. Đồng thời, nếu bạn đang sử dụng tivi 4K hoặc 8K, hãy đảm bảo rằng bạn có cáp HDMI tốc độ và khả năng truyền băng thông cao. Nếu cả hai giải pháp trên đều không giải quyết được vấn đề thì có thể là do tivi đã bị hỏng nặng.
Điểm chết màn hình
Hình ảnh trên màn hình tivi được tạo ra bởi tập hợp các điểm ảnh (pixel) cực nhỏ bao phủ toàn màn hình. Nếu một ngày bạn thấy các đốm sáng, đen, xám xuất hiện lấm tấm trên màn hình bất kể bạn trình chiếu hình ảnh gì đi nữa thì khả năng cao đó chính là điểm chết trên màn hình tivi (hay còn gọi là dead pixel).
Nguyên nhân đến tình trạng này có thể do cháy bóng bán dẫn và do lỗi của nhà sản xuất. Cách xử lý phổ biến bao gồm dùng khăn xoa nhẹ vào điểm chết, phần mềm UDPixel, dịch vụ LCD, dịch vụ sửa tivi tại nhà,...
Tivi bị sọc màn hình
Các sọc ngang, dọc xuất hiện nhiều trên màn hình là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy màn hình tivi của bạn cần phải sửa chữa gấp. Nguyên nhân chính do tivi bị va đập, rơi, trục trặc phần cứng, phần mềm. Trước tiên, bạn nên bắt đầu bằng cách kiểm tra tất cả các cáp TV của mình để đảm bảo rằng mọi thứ đã được kết nối đầy đủ.
Nếu tivi vẫn chưa hết kẻ sọc, bạn hãy rút phích cắm màn hình và để nó nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút rồi tiến hành khôi phục cài đặt gốc cho tivi (reset) để đưa thiết lập tivi về trạng thái lúc mới mua. Nếu cách này không hiệu quả, bạn nên gọi trung tâm bảo hành để sửa tivi bị sọc màn hình.
Hiện tượng burn-in
Hiện tượng burn-in (lưu hình) là lỗi thường gặp ở tivi OLED và LED, xảy ra khi hiển thị hình ảnh tĩnh trong một thời gian dài và để lại các bóng mờ trên màn hình, gây khó chịu khi sử dụng. Hiện tượng này khiến màn tivi của bạn lưu ảnh vĩnh viễn, bạn chỉ còn cách thay màn hình mới nếu muốn khắc phục triệt để.
Để ngăn chặn hiện tượng burn-in, nhiều TV thông minh hiện nay sử dụng chức năng bảo vệ màn hình tự động kích hoạt sau vài phút và ngăn các hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu để gây ra hiện tượng burn-in. Một cách nữa là giảm độ sáng màn hình xuống thấp, không để hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu trên màn hình và nhớ tắt tivi khi không không sử dụng.
Lỗi âm thanh
Một trong những thành phần quan trọng nhất của TV hiện đại là hệ thống âm thanh tích hợp. Trải nghiệm xem tivi của bạn sẽ giảm một nửa nếu không có âm thanh hỗ trợ.
Trước khi cho rằng tivi bị lỗi âm thanh, bạn hãy kiểm tra xem tivi có sử dụng bộ loa rời kết nối trực tiếp với tivi không (ví dụ: loa soundbar). Nếu có, bạn hãy xem lại kết nối đã ổn định hay chưa, có cắm đúng dây loa không.
Nếu bạn chỉ sử dụng loa được tích hợp trên tivi thì có thể là do linh kiện bên trong tivi gặp sự cố. Linh kiện tivi có cấu tạo rất phức tạp, do đó bạn không nên tự ý mở nắp tivi, thay vào đó hãy liên hệ đơn vị sửa chữa để họ khắc phục sự cố âm thanh giúp bạn.
Tivi không khởi động
Có lẽ dấu hiệu đáng lo ngại nhất là không thể khởi động tivi để xem chương trình giải trí mà bạn yêu thích, chẳng hạn như tivi không phản hồi bất kỳ tín hiệu nào từ điều khiển hoặc tivi có thể bật nguồn nhưng màn hình không hoạt động.
Nguyên nhân đầu tiên có thể do tivi đã hoạt động liên tục trong nhiều giờ. Bạn hãy rút phích cắm trong khoảng 15 phút để cho tivi có thời gian nghỉ ngơi, sau đó cắm phích và xem khởi động lại tivi. Nếu tivi vẫn không hoạt động, chẳng còn cách nào khác ngoài liên hệ đơn vị chuyên sửa tivi tại nhà uy tín đến sửa tivi giúp bạn.
Giải đáp câu hỏi về sử dụng, sửa chữa tivi
Nên sửa tivi hay mua tivi mới?
Điều này phụ thuộc vào tuổi thọ của tivi và mức độ hư hỏng. Nếu tivi đã cũ, chi phí sửa chữa quá lớn (bằng hoặc hơn chi phí mua tivi mới) thì có lẽ mua tivi mới sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, nếu chiếc tivi đó gắn liền với nhiều kỷ niệm của gia đình thì bạn vẫn có thể sửa chữa nó.
Tuổi thọ trung bình của tivi là bao lâu?
Thông thường, một chiếc tivi có tuổi thọ khoảng từ 5 đến 10 năm. Nếu bạn ít xem tivi và bảo dưỡng tốt thì nó có thể hoạt động lâu hơn tuổi thọ dự kiến.
Có nên để tivi hoạt động suốt 24 tiếng?
Tốt nhất bạn nên tránh để tivi bật suốt 24 giờ bởi xem liên tục 24 tiếng vừa gây hại cho mắt vừa khiến tivi nhanh hỏng, cháy máy. Bạn cũng không nên để TV bật trong 24 giờ và chỉ hiển thị một hình ảnh tĩnh, kẻo TV của bạn sẽ bị burn-in.