Skip to content

Review, so sánh tivi CRT, Plasma, LCD, LED, OLED, QLED, Mini-LED, Micro-LED

16/05/202415 lượt đọc

Trung tâm bảo hành sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội review, so sánh từng loại màn hình tivi bao gồm CRT, Plasma, LCD, LED, OLED, QLED, Mini-LED, Micro-LED dựa trên tiêu chí kích thước, độ sáng, độ tương phản, góc nhìn,...

Với nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc và sửa màn hình tivi đầy đủ các loại, Trung tâm bảo hành sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội sẽ giúp bạn nhận biết và so sánh ưu, nhược điểm của các loại màn hình phổ biến hiện nay.

So sánh nhanh

Tiêu chí

CRT

Plasma

LCD

LED

OLED

QLED

mini-LED

micro-LED

Kích thước

Dày, nặng

Dày, nặng

Mỏng, nhẹ

Mỏng, nhẹ

Mỏng, nhẹ

Mỏng, nhẹ

Mỏng, nhẹ

Mỏng, nhẹ

Độ sáng

Yếu

Yếu

Trung bình

Khá

Trung bình

Tốt

Xuất sắc

Xuất sắc

Độ tương phản

Trung bình

Trung bình

Yếu

Khá

Xuất sắc

Tốt

Tốt

Xuất sắc

Góc nhìn

Rộng

Rộng

Hạn chế

Hạn chế

Rộng

Hạn chế

Hạn chế

Rộng

Tiêu thụ điện năng

Cao

Cao

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Giá thành

Thấp

Thấp

Trung bình

Trung bình

Cao

Cao

Cao

Cao

 

Review chi tiết các loại màn hình tivi

1. CRT

CRT là công nghệ màn hình tivi đời cũ được ra mắt chính thức vào năm 1922. Màn hình CRT (viết tắt của cụm từ Cathode Ray Tube) sử dụng màn hình quang và ống tia Cathode tác động lên điểm ảnh (pixel) để phản xạ ánh sáng. 

sửa màn hình tivi
Tivi CRT

Trong những năm 1950, công nghệ CRT được sử dụng phổ biến trong sản xuất màn hình tivi, màn hình máy tính,... gắn liền với các thương hiệu lớn như Panasonic, Sony, LG, Samsung. Tuy nhiên, đến nay tivi CRT không còn được nhiều người ưa chuộng, thay vào đó là các công nghệ màn hình tiên tiến hơn như LCD, LED.

Ưu điểm: 

  • Hiển thị màu sắc trung thực, tương phản tốt nên được dùng nhiều trong lĩnh vực kỹ thuật, thiết kế
  • Chất lượng màu sắc không thay đổi dù xem ở nhiều góc nhìn khác nhau
  • Độ bền tốt
  • Giá thành rẻ

Nhược điểm:

  • Độ phân giải thấp, tối đa 720 x 480 pixel, không thể đáp ứng chất lượng về độ phân giải cho các bộ phim HD, Full HD, Ultra HD.
  • Tiêu thụ nhiều điện năng và tỏa nhiều nhiệt
  • Thu sóng kém hơn các dòng tivi khác
  • Ít cổng kết nối, không có cổng HDMI
  • Dày, nặng hơn LCD, LED, Plasma cùng kích thước

2. Plasma

Công nghệ hiển thị Plasma thực chất ra đời từ năm 1936 nhưng phải chờ đến thập niên 90, nhờ sự kết hợp giữa các thương hiệu như Panasonic, Fujitsu, Pioneer thì công nghệ Plasma mới được đưa lên tivi. Từ đó, tivi Plasma mới dần phổ biến và thống trị thị trường HDTV (tivi độ nét cao) cỡ lớn vào đầu những năm 2000.

sửa màn hình tivi
Tivi Plasma hiển thị màu tối tốt hơn tivi LCD

Tấm nền Plasma được cấu tạo bởi hàng triệu ô nhỏ (hay còn gọi là tế bào),mỗi ô tương đương với một điểm ảnh phụ và được kẹp giữa 2 lớp kính. Bên trong các ô có chứa khí hiếm (neon và xenon) và khí photpho. Khi dòng điện đi qua, các khí hiếm sẽ bị ion hóa (phản ứng plasma) và phát ra tia UV.Tia UV kích thích khí photpho phát ra ánh sáng. 

Ưu điểm:

  • Chất lượng hình ảnh vượt trội, tái tạo màu sắc chuẩn và có chiều sâu hơn so với tivi LCD, LED. Trong đó, khả năng trình diễn màu đen của Plasma cực tốt, tương đương với OLED ngày nay. 
  • Góc nhìn rộng 
  • Tốc độ phản hồi nhanh
  • Hiển thị hình ảnh chuyển động nhanh rất tốt mà không gây hiện tượng "smearing" (hình ảnh nhòe hoặc bị lệch khi di chuyển nhanh). Do đó, vào thời điểm trước khi bị ngừng sản xuất, tivi Plasma thường được xem lựa chọn hàng đầu nếu bạn muốn mua tivi màn hình lớn giá rẻ để xem thể thao.

Nhược điểm:

  • Thiết kế dày, tốn diện tích, không phù hợp với gia đình có không gian nhỏ
  • Tiêu thụ nhiều điện năng
  • Độ phản chiếu màn hình cao nên không thích hợp đặt ở những vị trí có nhiều nguồn sáng
  • Hiện tượng burn-in (lưu ảnh): Khi người chiếu hình ảnh tĩnh trong khoảng thời gian dài, ảnh sẽ lưu lại các vết bóng mờ trên màn hình tivi và chèn lên các hình ảnh khác trong vài ngày hoặc vài tháng.
  • Chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận không cao, không được nhiều hãng tivi theo đuổi. Vì vậy, dù có 50 thương hiệu tivi Plasma nhưng chỉ có 5 nhà sản xuất.

3. LCD

Màn hình LCD (liquid crystal display),hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, bao gồm 6 lớp xếp chồng lên nhau, trong đó có lớp tinh thể lọc được chặt giữa hai tấm thủy tinh mỏng. Công nghệ màn hình LCD không thể tự phát sáng mà phải sử dụng đèn nền (thường sử dụng đèn huỳnh quang cathode lạnh - CCFL) để chiếu sáng các pixel, giúp bạn thấy được nội dung của tivi.

sửa màn hình tivi
Do chứa tinh thể lỏng bên trong nên màn hình LCD sẽ gợn sóng khi chạm ngón tay vào

Ưu điểm:

  • Màn hình mỏng, nhẹ cho phép người dùng dễ dàng vận chuyển, bố trí nó trong nhiều không gian
  • Hiển thị hình ảnh sáng hơn và rực rỡ hơn tivi Plasma
  • Màn hình không bị chói, phản chiếu bóng của cảnh vật xung quanh khi đặt ở không gian có nhiều nguồn sáng
  • Chi phí sửa chữa tivi ít tốn kém hơn tivi LED
  • Dễ điều chỉnh độ sáng đèn nền và độ phân giải để đạt được độ nét như mong muốn

Nhược điểm:

  • Hình ảnh bị giảm chất lượng khi nhìn ở góc nghiêng
  • Xảy ra hiện tượng nhòe ảnh nếu hình ảnh chuyển động nhanh (ví dụ xem các chương trình thể thao) hoặc do tivi không được bảo quản đúng cách
  • Hình ảnh bị mờ do điểm ảnh bị mắc kẹt trong các lớp

4. LED

Tivi LED là loại tivi sử dụng màn LCD nhưng thay đèn nền CCFL (đèn huỳnh quang cathode lạnh) thành đèn nền LED (điốt phát sáng). Nói cách khác, tivi LED chính là phiên bản nâng cấp của tivi LCD. Ngoài ra, công nghệ màn hình LED còn có tên gọi khác là WLED. 

sửa màn hình tivi
Tivi LED có độ sáng cao hơn tivi LCD

Ưu điểm:

  • Tuổi thọ cao hơn tivi LCD
  • Cấu trúc và vị trí của đèn LED giúp ánh sáng phân phối đồng đều trên toàn màn hình, mang lại hình ảnh có độ phân giải cao
  • Loại bỏ hiện tượng ánh sáng nhấp nháy trên màn hình vốn gây hại cho mắt
  • Tiết kiệm điện hơn bóng đèn truyền thống, bóng đèn huỳnh quang của các tivi LCD và tivi đời cũ
  • Dễ dàng kiểm soát và hiển thị màu sắc khác nhau
  • Góc nhìn lớn hơn LCD

Nhược điểm: 

  • Sửa tivi LED khó khăn hơn so với sửa tivi LCD. 
  • Hiện tượng hở sáng: Trong nhiều năm làm dịch vụ sửa tivi, sửa màn hình tivi, Trung tâm nhận thấy màn hình LED dễ bị hở sáng sau một thời gian sử dụng. 

5. OLED

Tivi OLED là đại diện tiêu biểu của thế hệ tivi hiện đại ngày nay. Cơ chế hoạt động gần giống với tivi Plasma nhưng thay thế khí hiếm bằng các hợp chất hữu cơ có thể phát sáng từng pixel khi cho dòng điện chạy qua. Nhờ vậy, tivi OLED có thể tự chiếu sáng mà không cần sử dụng đèn nền như LCD, LED. 

sửa màn hình tivi
Độ tương phản của Tivi OLED (phải) cao hơn QLED (trái) giúp hình ảnh nổi bật và có độ sâu hơn

Khi nói đến tivi OLED, có hai công nghệ mới đang được chú ý là MLA OLED và QD-OLED. Về cơ bản, chúng là những chiếc tivi OLED có độ sáng hơn tivi OLED thông thường. Hiện nay, LG là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới.

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ 

  • Tiêu thụ ít điện năng 
  • Màn hình có độ tương phản cao, tái tạo màu đen hoàn hảo do nó không bị đèn nền hắt lên làm sáng cả những pixel không cần sáng. Nhờ thế mà tivi hiển thị hình ảnh tối hay cảnh quay ban đêm rõ ràng hơn, trong khi đó màu đen của tivi LED vẫn còn nghiêng chút xám.
  • Góc nhìn rộng có thể đạt xấp xỉ lên đến 180 độ cho phép người xem tận hưởng hình ảnh chất lượng cao khi không ngồi chính diện.
  • Thân thiện với môi trường vì màn hình OLED không chứa bất kỳ kim loại nào

Nhược điểm:

  • Xảy ra hiện tượng Burn-in như tivi Plasma
  • Chi phí sản xuất cao nên giá thành cao hơn các dòng tivi khác
  • Độ bền bị giảm đi do màn hình dễ hỏng hóc trong môi trường ẩm thấp, nhưng nếu đặt tivi ở nơi thông thoáng, khô ráo thì bạn không cần lo lắng về vấn đề này.
  • Độ sáng không cao bằng tivi LED

6. QLED

Nhằm mục tiêu khẳng định ngôi vương trên thị trường tivi cũng như đánh bại đối thủ LG vốn là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới, thương hiệu Samsung đã nghiên cứu phát triển và chính thức ra mắt tivi QLED (viết tắt của Quantum Dot LEDs).

Tivi QLED được phát triển dựa trên công nghệ màn hình tivi LED với sự kết hợp của chất liệu kim loại chấm lượng tử Quantum Dot giúp tivi có độ sáng vượt trội và tạo ra chất lượng hình ảnh tuyệt vời.

sửa màn hình tivi
Độ sáng tổng thể của tivi QLED (trái) cao hơn OLED (phải)

Ưu điểm:

  • Độ sáng của tivi QLED cao hơn tivi OLED nên tạo ra hình ảnh tươi sáng, rực rỡ hơn
  • Không bị hiện tượng burn-in
  • Tuổi thọ cao
  • Kích thước đa dạng từ 32 inch đến 98 inch

Nhược điểm:

  • Màn hình dễ bị lóa
  • Có thể xảy ra hiện tượng quá sắc (blooming) khi xem trong môi trường thiếu ánh sáng: vùng sáng hơn tràn qua phần tối trên màn hình và làm cho rìa của phần tối trở nên sáng lên
  • Tái tạo màu đen kém hơn và tốn nhiều điện năng hơn OLED
  • Góc nhìn hẹp hơn tivi OLED

7. Mini-LED

Màn hình tivi LED gồm nhiều nhiều đèn LED siêu nhỏ có kích thước 200 micromet, trong khi đó đèn LED thông thường có kích thước 100 micromet.

sửa màn hình tivi
So sánh màn hình LED thông thường và màn hình mini-LED

 Nhờ đó, màn hình mini-LED tích hợp nhiều điểm sáng hơn vào mỗi mảng điều khiển, tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao, sắc nét. 

sửa màn hình tivi
Mini-LED tạo hình ảnh sắc nét, không bị mờ viền khi phóng to

Ưu điểm: 

  • Độ sáng cao hơn tivi QLED, OLED, LED truyền thống nên hiển thị hình ảnh rực rỡ, sống động hơn
  • Hiển thị màu đen tốt hơn tivi LED, hạn chế hiệu ứng quá sắc "blooming" nhờ vào số lượng điểm chiếu sáng dày đặc
  • Khả năng kiểm soát đèn nền tốt, hạn chế hiện tượng mờ viền
  • Màn hình mỏng nhẹ, tăng cảm giác sang trọng và tinh tế cho không gian bày trí tivi mini-LED

Nhược điểm:

  • Dù tăng cường độ tương phản nhưng việc kiểm soát độ tương phản vẫn còn hạn chế khi xem tivi trong môi trường có ánh sáng yếu
  • Giá thành cao hơn OLED, LCD
  • Góc nhìn không rộng bằng OLED

8. Micro-LED

Màn hình Micro-LED bao gồm các bóng đèn LED có kích thước hiển vi dùng để cấu thành các điểm ảnh cơ bản. Tương tự OLED, công nghệ màn hình micro-LED có khả năng tự chiếu sáng mà không cần tấm nền phụ chiếu sáng bên dưới như màn hình LCD. Nhìn chung, micro-LED thừa hưởng các ưu điểm của màn hình OLED và LCD.

sửa màn hình tivi
Tivi micro-LED thừa hưởng nhiều ưu điểm của OLED và LCD

Ưu điểm:

  • Có độ tương phản cao, tái tạo màu đen hoàn hảo như OLED
  • Độ sáng cao nhất trong các loại màn hình tivi phổ biến hiện nay 
  • Không xảy ra hiện tượng burn-in
  • Tuổi thọ cao 
  • Mỗi pixel có kích thước cực nhỏ (từ 1 micron đến 100 micron) nên cho ra hình ảnh mịn màng, chi tiết hơn
  • Màn hình siêu mỏng

Nhược điểm: Giá thành rất cao

Nên chọn loại màn hình tivi nào?

Nếu bạn ưu tiên chất lượng hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, tái tạo màu sắc gần với thực tế nhất và không bị giảm chất lượng khi nhìn nghiêng thì có thể chọn tivi OLED.

Nếu bạn thích hình ảnh sáng, màu sắc rực rỡ hơn, màn hình mỏng nhẹ, có nhiều kích thước đa dạng cho bạn lựa chọn thì có thể chọn tivi LCD, LED, mini-LED. 

Nếu bạn muốn sắm một chiếc tivi vừa có độ sáng cao vừa tái tạo hình ảnh chân thực cũng như hội tụ tất cả ưu điểm của các loại tivi trên thì tivi micro-LED là lựa chọn hoàn hảo. 

5/5 (2 bầu chọn)  

Hỗ trợ khách hàng

Trung Tâm Bảo Hành Tivi Sony
Xuân Thủy - Cầu Giấy – Hà Nội: ‭‬0243.9985.858
39 Hai Bà Trưng – Hà Nội: 024 3991 5931‬
Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội: 024 3994  8192

Trung Tâm Bảo Hành Tivi Samsung
Ngõ Hàng Bột – Cát Linh – Hà Nội: 024 3993 8352
Số 168 Trần Thái Tông – Cầu Giấy – Hà Nội: 024 3994  8193
Số 9 Đào Duy Anh – Kim Liên – Hà Nội: ‭0866881716‬

Trung Tâm Bảo Hành Tivi Toshiba
532 Đường Láng – Láng Hạ - Hà Nội: 024 3993 8352
189 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội: 024 3994 5858
Số 2 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội: 024 .2213 2394

Trung Tâm Bảo Hành Tivi LG
Số 23 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội: 024 3993 8352
267 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội: 024 2219 0261
129 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội: 024 3994 5858

Trung Tâm Bảo Hành Tivi Panasonic
Số 03 Cao Bá Quát - Ba Đình - Hà Nội: 024 3991 5931
47 Thợ Nhuộm - Hoàn Kiếm - Hà Nội: 024 3993 8352
Lô 8, Đường CN1, Từ Liêm, Hà Nội: 024 3994 8193 

Trung Tâm Bảo Hành Tivi Sharp
Sô 514 Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội: 024 2213 2394
164 Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội: 024 3993 8352
K1 Bách Khoa - Hai Bà Trưng – Hà Nội: 024 3991 5931

Đăng ký bảo hành hoặc gọi 024 3993 8352  | 0936 509 888 để được tư vấn nhanh nhất