Mua một chiếc tivi mới có thể là một trải nghiệm khó khăn nếu bạn chưa định hình được mình cần một chiếc tivi như thế nào. Tất cả các thông số kỹ thuật và các cụm từ viết tắt có thể khiến bạn bối rối hoặc có thể bạn sợ rằng những người bán hàng không thực sự giới thiệu sản phẩm một cách có tâm. Khi đó, bạn nên tham khảo một số yếu tố dưới đây.
Một số điểm bạn có thể lưu ý nhanh
Nếu bạn đang muốn nhanh chóng mua một chiếc tivi mới và không có nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng thì dưới đây là những điểm quan trọng cần xem xét trước khi mua một chiếc tivi:
- Không mua tivi có độ phân giải thấp hơn 4K. Bạn nên tránh các loại tivi full HD hoặc 1080p vì chất lượng hình ảnh mang lại không cao, trừ khi bạn đang muốn mua một chiếc tivi cho mục đích không quan trọng và không cần chất lượng trải nghiệm cao. Khi đó bạn có thể mua một chiếc tivi có kích thước 32 inch hoặc nhỏ hơn.
- Mua tivi 8K có thể là lãng phí. Các loại tivi 8K thường có giá khá đắt và chưa có nhiều tính năng. Màn hình 8K có độ sắc nét cao là lý do khiến giá của loại tivi này cao hơn các loại khác, tuy nhiên với nhu cầu xem thông thường thì ưu điểm này có thể là không cần thiết.
- Nên lựa chọn chiếc tivi với tần số quét 120Hz: Khi nói đến tần số quét, 60Hz là con số có thể coi là tốt, nhưng 120Hz sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn. Tần số quét cao sẽ mang lại chuyển động mượt mà hơn cho nội dung được chiếu trên tivi, từ phim, chương trình truyền hình đến thể thao và chơi game.
- Chọn chiếc tivi tương thích với HDR: Yếu tố này giúp màu sắc hiển thị chân thực hơn và có độ tương phản tốt hơn. Bạn nên ưu tiên chiếc tivi hỗ trợ các định dạng như HDR10+ hoặc Dolby Vision.
- Tivi OLED thường tốt hơn so với tivi LCD.
- Tivi cần có ít nhất bốn cổng HDMI. Ngoài ra, bạn nên chọn loại HDMI 2.1 mới nếu có thể.
- Xem xét mua loa riêng: Loa của tivi hiện nay thường có chất lượng không quá cao vì màn hình mỏng hơn.
- Tránh mua bảo hiểm mở rộng: Loại bảo hiểm này có thể chỉ là một khoản lãng phí nếu chất lượng tivi của bạn đủ tốt.
Kích thước màn hình
Dù bạn đang tìm kiếm một chiếc tivi cơ bản hay một chiếc tivi hiệu suất cao, một trong những yếu tố được quan tâm nhất và quan trọng nhất chính là kích thước màn hình. Để lựa chọn kích thước phù hợp, bạn nên dựa vào số người sẽ xem cùng một lúc và vị trí bạn sẽ đặt tivi. Sau đó, hãy chọn kích thước màn hình lớn nhất có thể vừa với không gian đó. Kích thước phổ biến nhất hiện nay, xét về giá cả, hiệu suất và không gian phòng khách điển hình, là loại tivi từ 55 đến 65 inch.
Kích thước màn hình cũng phụ thuộc vào khoảng cách bạn ngồi trước tivi. Đơn giản, nếu bạn có thể nhìn thấy từng điểm ảnh trên màn hình, bạn đang ngồi quá gần. Một quy tắc thông thường là bạn nên ngồi cách tivi một khoảng gấp 3 lần chiều cao của tivi màn hình HD và 1,5 lần chiều cao của tivi màn hình 4K Ultra HD.
Bên cạnh việc tìm hiểu trước các hướng dẫn, bạn cũng nên dựa vào trải nghiệm thực tế và cảm nhận cá nhân. Nếu có cơ hội, hãy đến trực tiếp cửa hàng (và có thể mang theo người quen) để cảm nhận về kích thước của tivi một cách thực tế hơn, từ đó lựa chọn được chiếc tivi phù hợp với không gian dự định.
Độ phân giải màn hình: 4K, 8K hay HD?
Độ phân giải mô tả số lượng điểm ảnh (pixel) tạo nên hình ảnh hiển thị trên màn hình, chúng được sắp xếp theo hàng ngang và hàng dọc. Lượng điểm ảnh càng nhiều sẽ mang lại hình ảnh càng sắc nét và chi tiết, do đó tivi có độ phân giải cao hơn (hầu như luôn luôn) tốt hơn.
1. Độ phân giải 4K
Trong nhiều năm qua, độ phân giải 1920 x 1080, còn gọi là full HD, là lựa chọn rất phổ biến cho nhiều người dùng. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tivi đang nhanh chóng chuyển đổi sang các bộ tivi Ultra HD (còn được gọi là 4K). Những mẫu tivi 4K này có số lượng điểm ảnh gấp 4 lần so với màn hình tivi HD hiện tại với 3840 x 2160 điểm ảnh.
Lợi ích lớn nhất của các tivi 4K là các đối tượng nhỏ trên màn hình được hiển thị chi tiết hơn, điển hình là các dòng văn bản đã trở nên sắc nét hơn. Trên tổng thể, hình ảnh hiển thị trên màn hình 4K đã trở nên sinh động, tinh tế và gần gũi hơn so với tivi HD. Hình ảnh sắc nét với lượng điểm ảnh lớn cũng cho phép bạn có thể nhìn màn hình từ khoảng cách gần hơn, khiến cho việc xem tivi có màn hình lớn trong không gian hạn chế sẽ thoải mái hơn.
Với loại tivi Ultra HD, ngày càng có nhiều nội dung được cài đặt để phục vụ người dùng bao gồm một số ứng dụng như Netflix, Amazon Video, YouTube đã bắt đầu cung cấp nội dung 4K. Đĩa Blu-ray Ultra HD cũng trở nên phổ biến hơn và hầu hết các bộ phim lớn đều phát hành ở định dạng 4K ngày nay.
2. Độ phân giải 8K
Nếu bạn cảm thấy độ phân giải 4K đã khiến hình ảnh hiển thị một cách sống động thì khi sử dụng màn hình độ phân giải 8K với 7680 x 4320 điểm ảnh, độ chi tiết được nâng lên một tầm cao mới sẽ khiến bạn choáng ngợp. Màn hình 8K được coi là một xu hướng tiếp theo trên thị trường tivi.
Đến nay, các công ty hy vọng rằng công nghệ nâng cấp hình ảnh thông minh bằng trí tuệ nhân tạo sẽ làm cho hình ảnh đủ sống động và chân thực để chứng minh mức giá cho mỗi sản phẩm này là xứng đáng. Các mẫu tivi 8K trên thị trường thường có giá khá cao nhưng các thương hiệu đang cố gắng cải thiện yếu tố này.
3. Độ phân giải HDR
HDR (High Dynamic Range) là một tính năng tương đối mới của các bộ tivi Ultra HD 4K và có khả năng cung cấp nhiều màu sắc hơn, nhiều cấp độ tương phản hơn và độ sáng cao hơn. HDR về cơ bản là một nâng cấp của định dạng 4K hoặc Ultra HD (không áp dụng cho các bộ tivi HD 1080p). Đối với tính năng mới này, các nhà sản xuất tivi đang đặt tên mới cho các bộ tivi để phân biệt chúng so với các tivi Ultra HD 4K tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn cơ bản cho nội dung HDR được gọi là HDR10, do Hiệp hội UHD, một nhóm thương mại ngành công nghiệp, đề ra. Mọi tivi HDR đều sẽ hỗ trợ ít nhất là HDR10.
Dolby Vision là một phiên bản HDR chất lượng cao hơn, được tạo ra và cấp phép bởi những đơn vị đã giới thiệu công nghệ giảm tiếng ồn Dolby. Dolby Vision bao gồm dữ liệu siêu động, điều chỉnh hiệu ứng HDR theo từng khung hình, vì vậy kết quả hiển thị trở nên chính xác và ấn tượng hơn. Đến nay, Dolby Vision đã dẫn đầu ngành công nghiệp về định dạng HDR và có thể được tìm thấy trên các mẫu tivi cao cấp từ hầu hết các thương hiệu (bao gồm LG, Sony, TCL và Vizio).
Samsung đã giới thiệu định dạng HDR cao cấp riêng của mình, được gọi là HDR10+, cho tất cả các tivi thông minh của mình. Nó hoạt động theo cách tương tự như Dolby Vision, vì vậy mang lại trải nghiệm xem tuyệt vời, nhưng ít phổ biến hơn rất nhiều so với Dolby Vision. Do đó, khi loại tivi này gặp phải vấn đề, bạn nên đến các trung tâm sửa tivi Samsung hoặc các cơ sở sửa tivi tại nhà uy tín.
Về nội dung, Dolby Vision có nhiều nội dung mà bạn có thể tận dụng. Netflix cung cấp một loạt nội dung cho Dolby Vision, trong khi nội dung HDR10+ của Amazon Prime Video ít hơn, nhưng đang phát triển từ từ. Tương tự, Dolby Vision được hỗ trợ rộng rãi hơn trên đĩa Blu-ray UHD.
Tần số quét của tivi: trải nghiệm tốt hơn với tốc độ cao hơn
Tần số quét, tính bằng đơn vị Hertz (Hz),mô tả số lần một hình ảnh được làm mới trên màn hình trong mỗi giây. Tần số quét tiêu chuẩn là 60 lần mỗi giây, hay 60 Hz. Tuy nhiên, trong các cảnh với các đối tượng di chuyển nhanh, tần số quét 60Hz có thể làm cho hình ảnh trở nên mờ hoặc rung lắc, đặc biệt là trên các tivi LCD HDTV. Vì vậy, để tạo ra hình ảnh chất lượng hơn, các nhà sản xuất đã tăng gấp đôi tần số quét lên 120Hz (và trong một số trường hợp lên đến 240 Hz).
Một số mẫu mới đang hỗ trợ cả Tốc độ khung hình cao (HFR) với tần số quét cao hơn và hỗ trợ bổ sung cho nội dung có tần số khung hình cao hơn 60 Hz. Nội dung với HFR dự kiến sẽ được áp dụng cho cả phim và phát sóng trực tiếp, đặc biệt là cho các sự kiện thể thao trực tiếp.
Cổng HDMI
Khi mua tivi, bạn cũng nên chú ý đến số lượng cổng HDMI mà chiếc tivi có. Những chiếc cổng này sẽ rất hữu dụng khi bạn muốn kết nối tivi với các thiết bị khác như loa, máy chơi game,... Nếu bạn chọn một chiếc tivi 4K Ultra HD, hãy đảm bảo rằng các cổng của tivi hỗ trợ ít nhất là cổng HDMI 2.0.
Định dạng HDMI mới hơn là HDMI 2.1 cũng đã bắt đầu xuất hiện trên các mẫu tivi, như mẫu LG CX OLED, sử dụng tiêu chuẩn nhanh hơn cho tất cả bốn cổng HDMI của nó. Và HDMI 2.1 đang xuất hiện trên nhiều tivi hơn trong năm nay, với các mẫu từ LG, Samsung, Sony.
Các loại màn hình tivi: LCD, LED LCD, OLED
1. LCD và LED LCD
Phần lớn các tivi hiện nay là LED LCD. Các bộ tivi HD và Ultra HD này sử dụng đèn LEDs (Light-emitting diodes) để chiếu sáng màn hình LCD và có thể cực kỳ mỏng. Nhiều tivi trong số này có thể tự động làm sáng các phần cụ thể của màn hình và làm mờ các phần khác để thể hiện tốt hơn sự kết hợp giữa các vùng sáng và tối trong một cảnh — một tính năng được gọi là làm mờ chủ động hoặc làm mờ cục bộ.
Một công nghệ LCD khác có tên là chấm lượng tử đã được Samsung áp dụng cho các màn hình QLED của hãng và trở nên nổi tiếng. Đây là công nghệ lâu đời cũng được các công ty khác như TCL sử dụng và giúp màn hình LCD có nhiều màu sắc hơn và độ sáng cao hơn. Về cơ bản, nó bổ sung thêm một lớp khác hoặc thêm “đường ray” gồm các chấm tinh thể nano có kích thước khác nhau và sẽ sáng lên khi ánh sáng từ đèn nền LED chiếu vào chúng. Hiệu ứng này tạo ra phổ màu rộng hơn và độ sáng tăng lên để sánh với màn hình OLED.
Khi người dùng còn phân vân giữa LCD cơ bản và màn hình OLED cao cấp hơn, việc tăng cường chấm lượng tử là một cách thông minh để các nhà sản xuất LCD giữ chân người dùng.
- Ưu điểm: Nhiều mức giá, kích cỡ và tính năng; Một số mẫu Ultra HD 4K giá cả phải chăng; Màn hình có độ sáng tốt (có thể nhìn thấy hình ảnh rõ ràng ngay cả trong phòng đầy nắng); Chất lượng hình ảnh được cải thiện đều đặn với đèn nền toàn mảng và công nghệ chấm lượng tử.
- Nhược điểm: Không hiển thị tốt các chuyển động nhanh; Mất một số chi tiết bóng vì các điểm ảnh không thể chuyển sang màu đen hoàn toàn (ngay cả với đèn nền toàn mảng); Hình ảnh mờ dần khi nhìn từ bên cạnh (ngoài trục)
2. OLED
Tivi OLED hoạt động tốt hơn so với tivi LED LCD toàn mảng với vài chục vùng chiếu sáng. Thay cho đèn nền, OLED sử dụng một lớp đèn LED hữu cơ, được điều khiển ở cấp độ điểm ảnh để đạt được màu đen tuyệt đối và độ tương phản ấn tượng. (Cảnh quay pháo hoa trên nền trời đen là hình ảnh được sử dụng phổ biến cho việc quảng cáo của các thương hiệu sử dụng công nghệ OLED.)
LG không phải là công ty duy nhất đang tích cực theo đuổi công nghệ OLED ở kích thước màn hình lớn, Sony cũng đã cung cấp các mẫu OLED từ nhiều năm trước. Do đó, tivi OLED luôn là những sản phẩm hàng đầu của 2 thương hiệu này và việc sửa tivi Sony hoặc sửa tivi LG sẽ cần đến những chuyên gia có trình độ và kỹ năng tốt về sửa tivi tại nhà. Bên cạnh đó, cả Vizio và Philips cũng đã tham gia vào cung cấp công nghệ này.
- Ưu điểm: Hình ảnh hiển thị tốt nhất; Màu sắc nổi bật, màu đen sâu hơn, độ tương phản và chi tiết bóng tốt hơn so với TV LCD; Giữ nguyên chất lượng hình ảnh khi xem từ các góc độ khác nhau.
- Nhược điểm: Giá cao, độ sáng tối đa thấp hơn một số mẫu tivi LCD, có khả năng chất lượng hình ảnh xuống cấp sau thời gian dài, bao gồm lỗi lưu ảnh màn hình (còn được gọi là burn-in) khi hiển thị một hình ảnh tĩnh quá lâu và sẽ cần sự hỗ trợ của nhân viên sửa tivi tại nhà có kinh nghiệm để khắc phục.
Độ tương phản
Tỷ lệ tương phản mô tả phạm vi của cường độ sáng mà một chiếc tivi có thể hiển thị. Tỷ lệ tương phản tốt sẽ hiển thị các bóng đổ và gam màu tinh tế hơn, từ đó khắc họa các chi tiết tốt hơn. Tuy nhiên, cách các nhà sản xuất đo lường tỷ lệ này thường khác nhau.
Để xác định độ tương phản của một chiếc tivi là tốt hay không, bạn có thể thử hiển thị các hình ảnh có gam màu trầm hoặc chiếu một bộ phim có nhiều cảnh tối và xem nó hiển thị các chi tiết như thế nào trong bóng tối, ví dụ như bộ phim Harry Potter.
Bạn có thể thử nghiệm độ sáng, độ sắc nét và các thiết lập hình ảnh khác của tivi trước khi đưa ra quyết định mua hoặc không. Gợi ý: chọn chế độ "phim" hoặc "rạp chiếu phim" trên tivi để có kết quả tốt nhất.
Những chiếc tivi tốt nhất sẽ có mức độ màu đen đậm và sâu trong khi những màn hình rẻ tiền hơn sẽ hiển thị thành màu xám đậm, ngay cả khi lẽ ra chúng phải hiển thị màu đen. Đây là vấn đề thường gặp trên các tivi LCD giá rẻ.
Chất lượng âm thanh
Ngay cả những chiếc tivi tốt nhất, đắt tiền nhất cũng có nhược điểm không thể tránh khỏi: âm thanh kém. Đó là hệ quả của thiết kế mỏng của màn hình phẳng. Thiết kế này làm hạn chế không gian để nhà sản xuất có thể lắp đặt phần loa lớn và tạo ra âm thanh sống động, phong phú. Vì vậy, thông thường bạn thể lựa chọn một trong ba cách sau: sử dụng tai nghe (hạn chế về số người sử dụng),mua hệ thống âm thanh vòm (có thể gặp rắc rối khi lắp đặt và thiết lập) hoặc mua một chiếc loa thanh (soundbar).
Một số tivi và loa thanh còn hỗ trợ Dolby Atmos, một tiêu chuẩn âm thanh mới của Dolby bao gồm âm thanh phía trên để có trải nghiệm nghe trọn vẹn hơn. Mặc dù bạn có thể có được hiệu ứng Atmos bằng cách sử dụng loa trên trần, nhưng nhiều loa thanh được tích hợp tính năng xử lý âm thanh Atmos và loa hướng lên trên để tạo ra âm thanh trung thực hơn mà không yêu cầu bố trí nhiều loa như dàn loa vòm 5.1 hoặc 7.1.
Nguồn tham khảo: tomsguide.com