Hiện nay có tương đối nhiều công nghệ màn hình tivi khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại công nghệ, bao gồm LED hoặc LCD. Bên ngoài màn hình được phủ bằng một lớp/màng phim để bảo vệ màn hình khỏi các tác nhân như chạm ngón tay, bụi bẩn, trầy xước trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
Tuy nhiên, màn hình tivi LED và LCD đều là màn hình tinh thể lỏng nên rất mỏng và dễ bị hư hại do các tác động vật lý, trong đó bao gồm những thói quen xấu của người dùng gây ra khi sử dụng tivi mà Trung tâm nhận thấy khi cung cấp dịch vụ sửa tivi, sửa màn hình tivi tại nhà cho khách hàng.
Thói quen xấu dễ làm hỏng màn hình tivi
Chạm tay vào màn hình
Màn hình tivi rất mỏng, dù có lớp màng bảo vệ thì người dùng cũng không nên thường xuyên tác động lên màn hình, đặc biệt là dùng lực tay quá mạnh hay vật nhọn chạm vào màn hình tivi. Bởi nó có thể làm hỏng vĩnh viễn chất lượng hình ảnh của màn hình và phải thay màn hình mớ, tốn kém hơn so với dịch vụ sửa màn hình tivi.
Việc chạm tay nhiều lần vào màn hình sẽ để lại dấu vân tay làm giảm trải nghiệm xem tivi. Đôi khi chỉ cần một lực ấn nhỏ lên màn hình cũng có thể gây ra các vết nứt và làm rò rỉ tinh thể lỏng, hình thành các đốm đen trong màn hình, hơn nữa người có móng tay dài chọc vào màn hình còn dễ làm nó bị trầy xước.
Vì vậy, nếu không phải màn hình cảm ứng thì bạn nên hạn chế chạm tay vào màn hình. Đồng thời, luôn sử dụng cả hai tay khi cần di chuyển tivi và hãy cầm vào khung hoặc đế tivi, tránh chạm vào màn hình.
Phun trực tiếp chất tẩy rửa vào màn hình
Phun trực tiếp chất tẩy rửa vào màn hình là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hỏng màn hình. Bởi chất tẩy rửa có thể chứa hóa chất làm hỏng lớp màng bảo vệ màn hình, thậm chí thấm vào bên trong màn hình làm hỏng tinh thể lỏng, tạo ra các điểm ảnh chết, đổi màu, sọc màn hình, hỏng mạch,...
Khi vệ sinh màn hình, bạn nên sử dụng dung dịch làm sạch màn hình chuyên dụng. Lưu ý, bạn nên thấm vải mềm vào dung dịch trước thay vì phun trực tiếp lên màn hình.
Uốn cong màn hình tivi
Theo chia sẻ của khách hàng, họ thường vô tình uốn cong màn hình khi di chuyển tivi sang vị trí mới, đặt vật nặng lên tivi hoặc cố gắng uốn màn hình cho vừa với diện tích tủ tivi. Hậu quả là làm hỏng các lớp bên trong màn hình như lớp kính, lớp tinh thể lỏng,... dẫn đến nứt màn, nứt khung, hỏng linh kiện điện tử.
Thật không may, màn hình bị uốn cong hay bẻ cong thường rất khó sửa chữa, khắc phục lại về hiện trạng ban đầu. Nếu màn hình của bạn bị uốn cong, tốt nhất là bạn nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc trung tâm sửa chữa có uy tín để được tư vấn. Dưới đây là một số trung tâm sửa chữa tivi uy tín tại Hà Nội:
- Trung tâm sửa chữa tivi Samsung
- Trung tâm sửa chữa tivi LG
- Trung tâm sửa chữa tivi Toshiba
- Trung tâm sửa chữa tivi Panasonic
Đặt tivi gần nguồn nhiệt cao
Đặt tivi trong môi trường có nhiệt độ cao như vị trí gần lò sưởi, lò nướng, đèn,... có thể làm nóng tivi, dẫn đến các vấn đề như cháy, cong vênh, biến dạng hoặc nóng chảy. Nhiệt độ cao còn làm giảm tuổi thọ tivi, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh tivi (màn hình bị mờ, nhòe).
Do đó, trong quá trình lắp đặt, bạn không nên để tivi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cách xa các nguồn nhiệt (lò sưởi, lò nướng,...) và có thể sử dụng quạt tản nhiệt để làm mát màn hình nếu cần thiết.
Nhận biết các lỗi thường gặp ở màn hình tivi
Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến cho thấy tivi của bạn có thể đã bị hỏng màn hình và cần gọi thợ đến sửa chữa.
Tivi bị sọc màn hình
Tivi bị tác động mạnh do bị rơi, va đập,... thường xuất hiện các sọc ngang và dọc toàn màn hình hoặc xuất hiện ở một vài vị trí cố định trên màn hình. Đây là lỗi do tác động vật lý bên ngoài, khác với lỗi sọc màn hình do trục trặc phần cứng hoặc phần mềm vốn chỉ có sọc ngang hoặc dọc.
Để sửa tivi bị sọc màn hình do trục trặc phần cứng, phần mềm, bạn có thể thử đặt lại tivi về cài đặt gốc (reset tivi) hoặc cập nhật phần mềm của tivi. Nếu sọc do hư hỏng vật lý gây ra, thì cách duy nhất để khắc phục là thay thế màn hình.
Màn hình tivi có các vết nứt, rạn
Nguyên nhân phổ biến gây nứt rạn màn hình là do quá trình vận chuyển bất cẩn khiến màn hình va chạm vào các vật cứng, sắc nhọn hoặc do tác động mạnh như đấm, đá tivi. Đặc biệt, những vết nứt ở lớp thủy tinh thường khó cảm nhận được bằng tay vì chúng đã bị lớp màng phủ lên (tương tự với trường hợp vỡ màn hình điện thoại nhưng lớp cường lực vẫn còn nguyên).
Thực tế, nứt vỡ màn hình ở mức độ nhẹ vẫn có thể sửa được nhưng khó có thể khắc phục lại như cũ, do đó hầu hết mọi người đều chọn phương án thay màn hình mới cho tivi.
Màn hình tivi bị phồng, rộp, mốc
Màn hình tivi bị phồng, rộp, mốc thường do đặt tivi ở vị trí ẩm thấp hoặc nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, vệ sinh màn hình không đúng cách. Tivi bị mốc dễ xử lý hơn, bạn chỉ cần dùng khăn mềm lau các vết mốc, không sử dụng khăn cứng, giấy báo hoặc các chất tẩy rửa mạnh để lau tivi. Trường hợp tivi bị phồng, rộp cần liên hệ trung tâm bảo hành, sửa chữa tivi uy tín.
Màn hình tivi bị đốm đen
Màn hình tivi xuất hiện đốm đen, hay còn lại là điểm chết màn hình, xảy ra do đèn nền hỏng. Ban đầu là những vết đốm mờ, sau đó chúng sẽ rõ dần lên và loang rộng ra. Để kiểm tra, bạn chỉ cần chiếu hình ảnh màu trắng lên màn hình, nếu xuất hiện đốm nhỏ màu đen hoặc màu tối, đó chính là điểm chết trên màn hình tivi.
Bạn có thể khắc phục bằng cách tắt tivi, lấy một chiếc khăn mềm ấn và lau nhẹ vào điểm chết. Sau đó bật tivi lên và theo dõi xem điểm mờ/đốm đen đã biến mất chưa. Nếu tình hình vẫn không cải thiện, tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành tivi để khắc phục.