Thế nào là tần số quét?
Tần số quét là số khung hình hiển thị trong một giây, có đơn vị là Hz. Giả sử như một tivi có tấn số quét là 70Hz nghĩa là số khung hình hiển thị trong một giây của tivi đó là 70 khung hình.
Các dòng tivi trong cùng một hãng, nếu tivi nào có tần số quét càng lớn thì thì hình ảnh hiển thị chuyển động của tivi càng mượt và mịn. Ngày nay các thương hiệu như tivi LCD, LED cao cấp thường có tần số quét lớn lên đến 100/120 Hz, thậm chí có khi lên đến 200/240 Hz.
Tần số quét
Nguyên lí hoạt động của tần số quét trên tivi là sẽ quét lần lượt từng điểm ảnh hiển thị trên màn hình từ trái sang đến phải thành một dòng, rồi hết dòng trên xuống dòng dưới, cứ như vậy cho tới khi hoàn tất một khung hình. Với những tivi có tần số quét lớn thì hình ảnh hiển thị sẽ hiển thị nhanh, tạo ra những hình ảnh về chuyển có chất lượng mịn và mượt mà.
Tần số quét thực trên tivi
Tần số quét thật của tivi là số lượng khung hình/giây được kiểm soát bởi tấm nền của tivi. Hay hiểu đợn giản thì đây là số lượng khung hình bạn nhìn thấy trong một giây. Vi dụ như một tivi có tần số quét là 100Hz thì tương đương với nó có thể hiển thị 100 khung hình khác trong vòng một giây.
Tần số quét thực
Một điều dễ nhận thấy hiện nay, đại đa số các hãng tivi không còn công bố tần số quét thực của tivi. Bởi đơn giản thông số kỹ thuật về tần số quét thực của tivi không quá thu hút người sử dụng. Khi ngày nay, sự phát triển vượt bậc về công nghệ, đã giúp cho hình ảnh hiển thị của tivi có chất lượng cực tốt. Vì thế việc phát triển về tần số quét của tivi có phần bị chững lại. Cách đây vài năm, một tivi có độ phân giải Full HD có tần số quét lên đến 240Hz, nhưng ngày nay một tivi có độ phân giải 4k có chất lượng hình ảnh hiển thị tốt hơn tivi Full HD rất nhiều, nhưng cũng chỉ có tần số quét cao nhất là 120Hz.
Trong thực tế thì để đồng bộ tần số quét với tốc độ khung hình của nội dung, tivi sử dụng cơ chế nội suy. Nên đôi khi khiến hình ảnh hiện thị mịn hay mượt mà một cách thiếu tự nhiên. Tuy nhiên thì một điều thực tế là tivi có tần số quét càng cao thì chất lượng hình ảnh hiển thị sẽ càng mượt mà và mịn.
Tần số quét ảo trên tivi
Có thể hiểu thay vì chỉ cho mọi người thấy tấn số thật của tivi thì các hãng tivi lại rất khôn khéo, khi đặt một cái tên khá sang như: LG gọi là TruMotion, Sony gọi là Montionflow, Samsung gọi là Monitor rate,…Với những chỉ số cao chót vót lên đến 820, 900 hay 1440 và đây chính là tần số ảo. Tuy nhiên hiệu ứng quảng bá sản phẩm của nó lại tốt hơn rất nhiều so với tần số thật với những con số nhỏ bé.
Tất nhiên những con số cao đó được các hãng đưa ra không phải là không có sở. Trên thực tế tần số quét ảo vẫn chính là tần số quét mà chúng ta hiểu, số lượng hình ảnh mắt nhìn thấy trong một giây.
Để hiểu rõ hơn điều này ,có thể lấy tìm hiểu một chút về cơ chế hiển thị của tivi LCD. Tivi LCD sử dụng tấm nền LCD được điều khiển để hình thành một khung hình, nhưng để thấy được khung hình hiển thị thì phải có ánh sáng chiếu từ đèn nền chiếu qua khung hình. Tuy nhiên lớp tình thể lỏng LCD chỉ có thể chuyển đổi một số lần nhât định trong một giây và đó là tần số quét thật, giả như số lần chuyển đổi là 60 thì tần số quét thật là 60Hz. Vậy để tăng số lượng khung hình hiển thị mà mắt người tháy được trong một giây khi mà tấm nến đã đạt đến giới hạn. Để gải quyêt vấn đề này các hãng tivi đã sử dụng đèn nền. Trong đó quét đèn nền (Baclight scanning) và chèn khung hình đen/tắt đén nền (BFI) là hai phương pháp hay dùng nhất.
- Quét đèn nền thay vì sử dụng toàn bộ ánh sáng để hiển thị một khung hình thông thường, thì ó sẽ sáng lần lượt từng phần để chia một khung hình thành nhiều khung hình chưa hoàn chỉnh rồi lần lượt hiển thị. Như tivi Sony W800C sử dụng tấm nền 100 Hz (tần số quét thật) và có MotionFlow là 800 (tần số quét ảo),giả sử Sony sử dụng 100% chế độ quét đèn nền (thực tế thì con số 800 là kết hợp cả BFI) thì mỗi khung hình sẽ được chia làm 8 khung hình không hoàn chỉnh (100 x 8 = 800). Hay tương tự với các tivi khác cũng vậy.
Quét đèn nền
- Phương pháp BFI sử dụng các khung hình đen tuyệt đối để chèn vào giữa các khung hình thông thường, làm cho người xem cảm thấy hình ảnh chuyển động được rõ nét hơn. Với việc chèn khung hình đen rõ ràng số khung hình hiển thị tăng lên rõ rệt.Tuy nhiên việc lạm dụng chèn khung hình đen quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng nháy, gây cho mắt bị mỏi khi xem trong thời gian dài.
chèn khung hình đen/tắt đén nền
Qua đó có thể thấy tần số ảo chỉ là một con số hoa mĩ nhưng tác dụng của nó đem lại không đáng kể . So với con số nhà sản xuất công bố thì tần số ảo kém ấn tượng. Đồng thời còn chưa kể những yếu điểm khi các nhà sản xuất làm dụng nó.
Ý nghĩa của tần số quét thật và tần số quét ảo
Qua đó ta có thể thấy được tần số quét thật hay tần số quét ảo đều thể hiện số khung hình hiển thị mà mắt người có thể xem thấy được trong một giây. Tần số càng cao thì khả năng hiển thị hình ảnh sẽ càng mịn và mượt mà. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng tần số ảo thì hình ảnh hiển thị sẽ trở nên mịn và mượt mà một cách thiếu tự nhiên và gây ra cảm giác khó chịu cho người xem. Vì vậy lên cân nhắc khi lựa chon những tivi có tần số ảo cao.
Hy vọng bài viết của TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ BÁCH KHOA HÀ NỘI sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về tần số quét của tivi, đặc biệt là phân biệt giữa tần số quét thực và tần số quét ảo.