Màn hình Plasma ra mắt khi nào?
Công nghệ màn hình Plasma thực chất ra đời từ năm 1936 nhưng phải đến thập niên 90 thì Plasma mới được ứng dụng làm màn hình tivi nhờ vào sự kết hợp của các thương hiệu lớn như Panasonic, Fujitsu và Pioneer.
Cụ thể, năm 1992, Fujitsu đã giới thiệu màn hình Plasma màu 21inch đầu tiên trên thế giới. Hai năm sau đó, Panasonic tiếp nối gia nhập vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ màn hình Plasma. Năm 1997, chiếc tivi Plasma đầu tiên trên thế giới chính thức được Pioneer bán ra thị trường, đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên truyền hình độ nét cao (tiếng Anh: high-definition television, viết tắt là HDTV).
Thời kỳ “hưng thịnh” của màn hình Plasma
Nhờ sở hữu chất lượng hình ảnh vượt trội (so với các công nghệ màn hình lúc bấy giờ),tivi Plasma đã thống trị thị trường HDTV cỡ lớn vào đầu những năm 2000. Trong thời kỳ này, tivi Plasma được coi là công nghệ màn hình tốt nhất cho các màn hình lớn thuộc phân khúc cao cấp, với độ tương phản cao, góc nhìn rộng và thời gian phản hồi nhanh.
Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của tivi Plasma chính là khả năng tái tạo màu sắc cực chuẩn trong suốt vòng đời. Điều này giúp Plasma có lợi thế cực lớn về chất lượng hình ảnh so với màn hình LCD - vốn mang tiếng là tái tạo màu không chuẩn (những năm gần đây LCD mới khắc phục được nhược điểm này).
Ngoài ra, tivi Plasma có khả năng hiển thị màu đen rất tốt, gần tương đương với OLED ngày nay, không bị ngả màu xám như LCD. Đồng thời, tivi Plasma còn sở hữu góc nhìn rộng, hiển thị hình ảnh chuyển động nhanh rất mượt mà.
Tại sao Plasma bị ngừng sản xuất?
Vào những năm 90, tivi Plasma và LCD cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc HDTV. Nhờ sở hữu chất lượng hình ảnh cao và kích thước màn hình lớn nên tivi Plasma vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi cần mua tivi màn hình lớn.
Tuy nhiên, cuộc chơi đã thay đổi kể từ cuối năm 2006. Với sự phát triên công nghệ, tivi LCD đang dần chiếm lấy thị phần HDTV trên 40 inch mà tivi Plasma vốn thống trị trước đó. Doanh số của tivi Plasma giảm mạnh, nhường "ngôi vua" cho LCD trong ngành công nghiệp tivi. Từng được xem là dòng HDTV cao cấp, tivi Plasma nay phải hạ giá để thu hút người mua. Vào thời điểm trước khi bị ngừng sản xuất, tivi Plasma thường được lựa chọn bởi người tiêu dùng muốn mua tivi màn hình lớn giá rẻ để xem thể thao.
Giai đoạn này không tồn tại quá lâu bởi chi phí sản xuất tivi Plasma quá cao mà lợi nhuận lại thấp khiến cho các nhà sản xuất phải dừng cuộc chơi. Năm 2014, nhà sản xuất tivi Plasma lớn nhất thế giới là Panasonic tuyên bố ngừng sản xuất tivi Plasma. Cũng trong năm 2014, cả LG và Samsung đồng loạt ngừng ra mới tivi Plasma, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hưng thịnh của Plasma trong ngành công nghiệp tivi.
Ngoài chi phí sản xuất quá cao, tivi Plasma còn có một số nhược điểm như tiêu thụ nhiều điện năng hơn LCD, thiết kế dày nặng, chiếm nhiều diện tích nên không phù hợp với gia đình có không gian nhỏ.
Màn hình thay thế vị trí của Plasma hiện nay
Với sự phát triển như “vũ bão” của công nghệ ngày nay, ngành công nghiệp tivi đã đón chào sự gia nhập của nhiều loại công nghệ màn hình hiện đại như LCD, LED, OLED, QLED, mini-LED, micro-LED,... Mỗi loại công nghệ màn hình đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng thay thế tivi Plasma cả về chất lượng hình ảnh lẫn góc nhìn rộng thì không thể không nhắc đến tivi OLED.
Cơ chế hoạt động của tivi OLED gần giống với tivi Plasma nhưng thay vì sử dụng khí hiếm thì tivi OLED sử dụng các hợp chất hữu cơ để phát sáng từng pixel. Do đó, tivi OLED có thể tự chiếu sáng mà không cần sử dụng đèn huỳnh quang như tivi LCD, hay đèn LED như tivi LED.
Như vậy, tivi OLED không chỉ có khả năng tái tạo màu sắc chân thật, độ tương phản cao, góc nhìn rộng mà còn tiêu thụ ít điện năng hơn Plasma (vốn là nhược điểm trước đó của tivi Plasma). Hơn nữa, tivi OLED còn có trọng lượng nhỏ, thiết kế mỏng, mang lại cảm giác vô cùng tinh tế, sang trọng cho không gian sống. Màn hình OLED thân thiện với môi trường, phát sáng bằng chất hữu cơ, không chứa bất kỳ kim loại nào.
Tuy nhiên, màn hình OLED dễ vỡ và dễ hư hỏng khi gặp môi trường nước, ẩm thấp. Do đó, người tiêu dùng nên lắp đặt tivi ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Tivi OLED rất phổ biến hiện nay, có nhiều đơn vị bảo hành, sửa chữa tivi OLED và linh kiện không quá khó tìm nên bạn không cần lo lắng về việc sửa chữa nhé.
Nếu cần bảo dưỡng, thay sửa màn hình tivi OLED, hoặc cần sửa màn hình tivi đối với bất kỳ loại màn hình nào, bạn có thể liên hệ nhanh với Trung tâm bảo hành, sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội ngay trên website này.